Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai triệu chứng này. Trên thực tế, sốt xuất huyết cũng là một dạng sốt siêu vi nhưng ở dạng nghiêm trọng và thường xảy ra ở trẻ em.   Do siêu vi-rút Arbo gây nên. Loại vi-rút này gồm 3 họ chính: Alphavirus, Flavivirus, Bangarius/Phlebovirus. Do siêu vi Dengue thuộc họ Flavivirus gây ra, thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Biểu hiện lâm sàng – Sốt đột ngột, nhiệt độ tăng nhanh 39-40 độ C, sốt cao về trưa và chiều – Đau đầu và đau toàn thân, nhất là hai hốc mắt – Ho khan, không đàm – Thường xuất hiện hiện tượng xuất huyết nhỏ dưới da, thường ở mặt trong của cánh tay, đùi – Tiểu rát, nước tiểu màu vàng thẫm – Thường bị táo bón hoặc tiêu chảy – Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, nhiệt độ hạ từ từ rồi trở lại bình thường. – Sốt đột ngột, nhiệt độ tăng nhanh 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày – Xuất huyết dưới da nhiều, chảy máu cam – Ói ra máu, gan to – Huyết áp giảm, đau cơ, đau bụng – Tay chân lạnh – Chán ăn, đau toàn thân, đau bụng – Máu có hiện tượng cô đặc – Có thể xuất hiện hiện tượng tràn dịch màng phổi, khả năng dẫn đến tử vong

Cách chữa trị – Bù nước, giải nhiệt, hạ sốt – Truyền dịch và điều trị co giật khi cần thiết – Không sử dụng thuốc kháng sinh – Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung các loại thực phẩm đa dạng, đặc biệt là những trái cây giàu vitamin C – Không tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà vì có thể làm bệnh nặng thêm – Phải đưa đi cấp cứu ngay để bác sĩ dùng thuốc hạ nhiệt, tan huyết, truyền dịch. Nếu bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi phải có biện pháp để thoát dịch để bệnh nhân hô hấp Phòng tránh Diệt lăn quăng, diệt muỗi, ngủ màn để tránh bị muỗi đốt Diệt lăn quăng, diệt muỗi, ngủ màn để tránh bị muỗi đốt

Chế độ dinh dưỡng cần áp dụng là ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Cần đặc biệt ăn nhiều vitamin C.
Các món cháo, đặc biệt là cháo thịt băm rất tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên không nên cho bệnh nhân sốt siêu vi ăn trứng. Dạ dày của người bị sốt siêu vi rất khó chịu, cần tránh bị kích thích, thức ăn nên tránh dầu mỡ và vị cay.

Tăng cường uống nước chanh hoặc cam, các loại trái cân. Tốt nhất là dùng vitamin C và các vitamin bổ sung khác.

Địa chỉ cho bạn: Khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn nên lập tức đến hoặc đưa bệnh nhân đến những địa chỉ sau: 1. Viện các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, 78 Giải Phóng, Q. Đống Đa, HN, ĐT: (04) 35764665 2. Bệnh viện Nhiệt đới 190 Hàm Tử, P.1, Q. 5, TP. HCM, ĐT: (08) 39235804 3. Khoa Nhiệt đới tại các bệnh viện đa khoa trên toàn quốc